Theo đó, nghĩa vụ của bên mượn tài sản được quy định như sau:
“Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả”.
Bên cạnh đó, Điều 100 Luật đất đai 2013 về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của chính phủ.
Như vậy, trong trường hợp gia đình bạn có một trong các loại giấy tờ theo điều 100 Luật đất đai trên và có hợp đồng cho mượn đất hoặc có xác nhận của bên mượn, người làm chứng thì gia đình bạn có căn cứ để đòi lại diện tích đất đã cho mượn trên. Đồng thời, trích lục hồ sơ thửa đất từ trước khi cho mượn để làm cơ sở chứng minh.
Để đảm bảo quyền lợi thì bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án để tiến hành giải quyết kiện đòi tài sản lại (đòi đất) để đảm bảo quyền lợi của mình. Toà án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết sẽ là toà án nơi có đất tranh chấp.
Thứ hai: Nếu gia đình bạn không có căn cứ chứng minh mảnh đất cho gia đình hàng xóm mượn
Tuy nhiên, gia đình bạn có thể liên hệ cơ quan địa chính địa phương để xác minh lại nguồn gốc của mảnh đất đó xem mảnh đất đó thuộc về quyền sử dụng của gia đình bạn hay không.
Tại Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:
"Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”
Khoản 3 Điều này quy định: “Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Nếu như UBND cấp xã giải quyết không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Khiếu nại quyền lợi liên quan đến đất đai của người thân đã mất
Bố mẹ em mất đã lâu. Em là người thừa kế duy nhất nhưng đến nay vẫn chưa đứng tên quyền sở hữu đất (do bìa đất tái định cư nợ tiền đất).
" alt="Hàng xóm mượn đất trồng trọt rồi không chịu trả lại" />Hàng xóm mượn đất trồng trọt rồi không chịu trả lại
Dạy thêm-học thêm đang được Bộ GD-ĐT đề nghị là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ảnh: LAD
Giáo viên nào có thể dạy thêm?
Ở Việt Nam bất kể giáo viên nào cũng có thể dạy thêm. Một giáo viên trong biên chế trường công lập có thể dạy thêm trong chính trường mình dạy, dạy thêm ở nhà riêng, dạy ở nhà học sinh và dạy thêm cho nhiều trung tâm bồi dưỡng kiến thức khác. Nhiều người trong số đó thậm chí còn là người quản lý (hiệu phó, hiệu trưởng).
Vấn đề đặt ra đối với giáo viên chỉ là sức khỏe và phân bổ thời gian hợp lý để khỏi chồng chéo. Trong một thời gian dài cho tới nay, việc học thêm dạy thêm đều diễn ra như vậy cho dù cơ quan quản lý đã có nhiều động thái tỏ ra muốn siết chặt việc dạy thêm - học thêm nhưng về cơ bản không có văn bản nào cấm một giáo viên trong biên chế hay có hợp đồng dài hạn tại trường công dạy thêm trong và ngoài trường.
Tuy nhiên, ở Nhật mọi sự không dễ dàng như vậy. Đối với giáo viên có hợp đồng dài hạn, làm việc thường xuyên (toàn thời gian) ở trường công lập, họ sẽ không được phép dạy thêm. Đây là quy định đối với giáo viên trường công (cũng là viên chức) theo Luật viên chức địa phương. Tùy từng địa phương (ở Nhật tự trị địa phương được công nhận) sẽ có quy định chi tiết về việc này.
Những giáo viên dạy ở trường công lập nhưng chỉ dạy bán thời gian, nhận lương theo số giờ dạy thì luật không cấm họ dạy thêm. Đơn giản vì thu nhập từ việc dạy đó không đủ để giáo viên duy trì cuộc sống. Họ sẽ phải dạy thêm ở nhiều nơi khác vì sinh kế.
Đối với giáo viên làm việc toàn thời gian ở các trường tư thục thì do họ không phải là viên chức nên không bị Luật viên chức địa phương chế định. Tuy nhiên, nhiều trường tư có quy định yêu cầu giáo viên không được dạy thêm khi đã làm việc toàn thời gian ở trường. Các giáo viên làm bán thời gian ở trường tư đương nhiên có quyền dạy thêm.
Như vậy, ta thấy nhìn bề ngoài dạy thêm học thêm ở Nhật Bản cũng tồn tại lâu dài dựa trên nhu cầu xã hội giống như ở Việt Nam với tỉ lệ học sinh đi học thêm tương đối cao. Tuy nhiên, nhìn sâu vào bên trong nó có rất nhiều điểm khác biệt mà điểm khác biệt nhất là sự tách bạch dạy thêm - học thêm khỏi trường phổ thông.
Những giáo viên làm việc thường xuyên (toàn thời gian, nhận lương tháng) ở trường công sẽ không được phép dạy thêm. Những giáo viên toàn thời gian ở trường tư sẽ bị hạn chế (có trường sẽ cấm) dạy thêm. Việc dạy thêm sẽ diễn ra ở ngoài trường với hệ thống trung tâm độc lập có giáo viên độc lập. Cách làm đó sẽ tránh được nhiều hệ lụy mà dạy thêm - học thêm mang đến như sự vi phạm đạo đức nghề giáo, việc đối xử bất công với học sinh khi không đi học thêm cũng như tránh được nguy cơ biến trường học thành trung tâm luyện thi như ta đã và đang thấy ở Việt Nam.
Độc giả Nguyễn Quốc Vương
Bộ GD-ĐT vừa có công văn kiến nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ý kiến của bạn về vấn đề này, xin gửi tới: banbandoc@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn.
Cách người Đức dạy học sinh trưởng thành sau thất vọng
Nếu thất vọng xảy ra thường xuyên và không được giải tỏa, nó sẽ dẫn đến những hậu quả không hay cho tâm lý. Chính vì thế nhà trường Đức dạy các em rất kỹ, làm thế nào để vượt qua thất vọng, hoặc ít nhất giảm thiểu nó.
" alt="Ở Nhật, giáo viên trường công lập không được phép dạy thêm" />
...[详细]
9X Việt tốt nghiệp xuất sắc, giành học bổng toàn phần tiến sĩ ở Yale
Theo My, việc hiểu nhầm về tham vấn tâm lý sẽ khiến những người cần bỏ lỡ cơ hội được giúp đỡ kịp thời.
“Thực tế cho thấy rằng các vấn đề tâm lý diễn ra hằng ngày, từ mâu thuẫn vợ chồng, con cái tới công việc. Nếu bạn được tư vấn tâm lý sớm sẽ tìm được cách giải quyết giúp cuộc sống hạnh phúc và tốt hơn”.
Tuy nhiên cũng qua đó, Huyền My nhận thấy các nghiên cứu trước giờ thường thực hiện trên nhóm người WEIRD (West, Educated, Industrialized, Rich and Democratic) là các nhóm người da trắng và ở các nước có nền văn hoá tôn sùng chủ nghĩa cá nhân.
Vì vậy ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng khó để mang kết quả nghiên cứu tâm lý ở Mỹ về áp dụng. Thay vào đó phải nghiên cứu, điều chỉnh để phù hợp hơn với người Việt.
Tháng 7/2019, Huyền My tốt nghiệp xuất sắc ngành Tâm lý học với điểm GPA gần tuyệt đối 3,98/4.0. My sau đó cũng giành được học bổng toàn phần tiến sĩ tại ĐH Yale - ngôi trường danh giá hàng đầu nước Mỹ.
Hành trình tới ĐH Yale
Huyền My cho biết ngay từ năm thứ hai đại học cô đã âm thầm chuẩn bị và đặt mục tiêu cụ thể cho kế hoạch học lên sau này. Bên cạnh duy trì kết quả học tập tốt, tích cực tham gia các nghiên cứu để tích lũy kinh nghiệm, Huyền My cho rằng phải tìm hiểu kỹ về trường và chương trình mình nộp hồ sơ có những yêu cầu cụ thể gì.
Đặc biệt quan trọng là đầu tư viết bài luận (Statement Of Purpose) chuẩn, không dùng một bài cho nhiều trường mà phải tìm hiểu và xây dựng những ý tưởng riêng. Bài luận sẽ là điểm nhấn để bạn thuyết phục mình phù hợp với trường như thế nào.
Trong bài luận gửi đến ĐH Yale, Huyền My đã đề cập đến những khủng hoảng tâm lý của bản thân, cô đã đi tham vấn tâm lý và không hiệu quả. Sau khi tìm hiểu thì cô nhận thấy lý do là người cùng làm nghề tư vấn tâm lý giống nhau cần tham vấn tâm lý chéo cho nhau dựa trên nội dung khác so với câu hỏi bình thường.
“Qua bài luận, em chia sẻ việc nhận ra những khủng hoảng và vấn đề bất cập như thế nào, làm sao để khắc phục. Em có thể chia sẻ về cảm xúc cá nhân một cách logic về chuyên ngành, thể hiện bản thân thật sự hiểu và đam mê nghiên cứu tâm lý”.
Huyền My cũng cho rằng chủ đề đó vừa liên quan đến ngành vừa thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc nhận ra vấn đề nghiên cứu nghiêm túc để giải quyết. Ngoài ra, Huyền My đã xin 3 lá thư giới thiệu từ người hướng dẫn và giáo sư đã tham gia các dự án nghiên cứu cùng. Để tăng tính cạnh tranh và thuyết phục, Huyền My còn dành thời gian để ôn thi GRE (một bài thi chuẩn hoá được dùng để xét tuyển vào hệ sau đại học ở Mỹ) và đạt kết quả 168/170 phần ngôn ngữ, 170/170 môn Toán, 5.5/6.0 phần Viết.
Ở vòng phỏng vấn, theo Huyền My cách để chuẩn bị tốt cho phần này là tìm hiểu kỹ về các giáo sư và cố gắng thể hiện mình là người phù hợp nhất.
“Khi trả lời bạn hãy chứng minh mình có sự chuẩn bị, đam mê, có hướng nghiên cứu riêng nhưng vẫn có sự linh hoạt, có thể đáp ứng yêu cầu khác. Thậm chí, nếu đã tìm được giáo sư có cùng hướng nghiên cứu, bạn có thể gửi email để trao đổi trước".
Cuối năm 2018, Huyền My gửi hồ sơ tới 4 trường và nhận được phản hồi từ UC Berkeley và ĐH Yale với mức hỗ trợ hơn 150.000 USD/5 năm. My quyết định làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Yale, theo đuổi chuyên ngành về tâm lý học lâm sàng hướng tới trị liệu vấn đề tâm lý.
“Được làm việc trong môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp với nhiều người giỏi tuy áp lực nhưng cũng là những tấm gương để bản thân em cố gắng hơn”.
Tiếp tục đề tài quan tâm ở đại học, Huyền My mong muốn tối ưu hoá được các liệu pháp điều trị tâm lý cho người Việt Nam trong thời gian tới. Và cô hy vọng mọi người có cái nhìn khác về việc tham vấn tâm lý để giải tỏa vấn đề giúp cuộc sống tốt hơn.
Một câu nói Huyền My yêu thích là “Be the change you wish to see in the world – Hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới này”. Khi nhìn thấy một điều bất bình hãy đừng thỏa hiệp mà hãy lên tiếng, cố gắng để cùng thay đổi và giúp nhau trở nên tốt hơn.
“Các bạn nữ theo đuổi con đường học thuật cũng cần xác định đôi khi phải nỗ lực gấp 5 hay gấp 10 lần người khác. Tuy khó khăn nhưng thành quả nhận được hoàn toàn xứng đáng, đừng vì định kiến và rào cản mà từ bỏ mơ ước”, Huyền My chia sẻ.
Ngọc Linh
Từ cậu học trò 'trường làng' đến học bổng tiến sĩ hơn 7 tỷ
Vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Hàn Quốc được vài tháng, Nguyễn Văn Giang (SN 1993) tiếp tục giành học bổng toàn phần tiến sĩ của Auburn University (Mỹ) ngành Khoa học máy tính với mức hỗ trợ gần 80.000 USD/năm.
" alt="9X Hà Tĩnh giành học bổng toàn phần tiến sĩ Yale University" />
...[详细]
Thứ hai, "Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép": được hiểu là sự kiện mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng vẫn không thể khắc phục được những hậu quả do sự kiện khách quan không lường trước được gây ra. Nghĩa vụ chứng minh cho sự kiện bất khả kháng thuộc về bên muốn dựa vào sự kiện bất khả kháng để tránh trách nhiệm pháp lý.
Với tính chất của dịch bệnh, nó có thể đáp ứng hai điều kiện là: xảy ra một cách khách quan và không thể lường trước được. Tuy nhiên, điều kiện đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để khắc phục nhưng không khắc phục được không phải lúc nào cũng dễ chứng minh, và phải được xem xét trong từng tình huống cụ thể. Hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS 2015, cụ thể: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Như vậy theo quy định của pháp luật khi có sự kiện bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì không phải chịu trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên nếu trong hợp đồng ban đầu có thoả thuận về việc bồi thường khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra mà hợp đồng không thể thực hiện thì căn cứ theo thoả thuận để thực hiện.
Về việc chấm dứt hợp đồng, lớp bạn nên thoả thuận với bên cung cấp dịch vụ về việc chấm dứt hợp đồng để phù hợp quyền và lợi ích của cả hai bên.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Không đồng ý cắt chức, giảm lương, công ty có quyền chấm dứt HĐLĐ?
Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công việc Trưởng phòng, mức lương 15 triệu đồng/tháng kể từ 01/01/2019.
" alt="Bồi thường do huỷ hợp đồng mùa dịch" />
...[详细]